Quảng cáo Đóng




Tin hoạt động Đóng
Trang chủ    Tin tức - Sự kiện    Tin hoạt động

CÔN SƠN – KIẾP BẠC DI TÍCH ĐẶC BIỆT VỀ LỊCH SỬ VÀ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương. Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn TrãiTrần Hưng Đạo cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên ĐánPháp LoaHuyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc

Chùa Côn Sơn tên chữ là "Thiên Tư Phúc Tự", nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành. Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa "Thiên Tư Phúc Tự" trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.

Chùa kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân chùa có 4 nhà bia.

Thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm - một thiền phái mang mầu sắc dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn Huyền Quang cho lập đài Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách, làm giảng chủ thuyết pháp phát triển đạo phái không ngừng. Ngày 22 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334) Thiền sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây tháp tổ sau chùa, đặc phong Tự Tháp "Huyền Quang tôn giả". Chùa Côn Sơn xưa nay là danh lam cổ tích của đất nước, hiện còn nhiều dấu tích và cổ vật có giá trị.

Đền Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo, phu nhân, 2 con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ 4 con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch).

Đền thờ Nguyễn Trãi được khởi công xây dựng ngày 14-12-2000, trên khuôn viên đất rộng gần 10.000m2, tại chân núi Ngũ Nhạc, nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần thị Thái, thân mẫu của Nguyễn Trãi. Phía bên phải là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền.

Đền thờ chính, hai nhà Tả vu, Hữu vu, Nghi môn nội, Nghi môn Ngoại, Nhà Bia, Am hoá vàng, cầu vào cổng chính, cầu qua suối Côn Sơn theo kiểu thượng gia hạ kiều để lên Thạch Bàn, nhà từ đền, hệ thống sân vườn, đường cấp thoát nước ...

Ngôi đền chính tưa lưng vào Tổ Sơn, hai bên tì vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân là tả Thanh long và hữu Bạch hổ. Phía trước có hồ nước rộng, tiếp theo là núi Trúc Thôn đối diện với núi Phượng Hoàng. Xa xa là dãy núi An Lạc đã tạo lên thế núi lớp lớp điệp trùng.

Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, kiến trúc theo truyền thống và rất độc đáo ; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những người có tâm đức, các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay, cần mẫn lao động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay, thoả mãn cao nhất nhu cầu du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau. Tại gian tiền tế của đền Kiếp Bạc hiện còn trưng bày 2 đoạn xương ống chân voi. tương truyền đây là con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn trong khi ra trận bị sa lầy tại cánh đồng gần tỉnh Thái Bình, mặc dù quân sỹ dốc sức làm mọi cách để cứu voi khỏi bị sa lầy nhưng vẫn không cứu nổi, Trần Hưng Đạo đành phải bỏ voi lại để tiếp tục tiến quân ra chiến trường và có chỉ gươm xuống đất thề sẽ quay lại cứu voi khi thắng trận. Thắng trận trở về đến cánh đồng nơi voi bị sa lầy nhưng con voi đã chết vì bị chìm lún xuống bùn. Tương truyền 2 ống xương chân voi hiện đang đặt tại gian tiền tế đền Kiếp Bạc là xương của con voi trung thành của Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương.

Đền thờ Trần Nguyên Đán nằm ở phía trên cả đền thờ Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, gần thượng nguồn suối Côn Sơn. Trần Nguyên Đán là ông Nội Trần Nguyên Hãn và là ông Ngoại Nguyễn Trãi. Các đền này đều rất đẹp và hợp thành một quần thể mới hoàn toàn hòa hợp với quần thể chùa Côn Sơn cũ.

Năm 1385, Trần Nguyên Đán cùng vợ đưa cháu ngoại Nguyễn Trãi về sống tại Côn Sơn. Ông nuôi dậy Nguyễn Trãi trưởng thành. Tại Côn Sơn ông cùng vợ trồng rừng thông, bãi giễ và xây dựng quần thể kiến trúc trong núi. Động Thanh Hư là công trình quy mô, hoành tráng với nhiều hạng mục kiến trúc hoà với thiên nhiên, trong đó có các nơi "Nghỉ ngơi, chơi ngắm" là thẳng cảnh tiêu biểu mà từ lâu đã trở thành địa danh, di tích nổi tiếng, đi vào thi ca sử sách ở nhiều thời đại.

Năm 1390, Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán tạ thế tại Côn Sơn. Vua Trần nhớ công đức của ông, sắc chỉ cho nhân dân lập đền, tạc tượng thờ Người tướng quốc tại Côn Sơn. Trải qua năm tháng Đền thờ xưa không còn.

Năm 2005, tỉnh Hải Dương xây dựng Đền Thanh Hư trên nền nhà cũ của Ông giữa rừng tùng bách tại Côn Sơn. Đền Thanh Hư kiên trúc theo chữ Đinh, toà Tiên bái chồng diêm cổ các hai tầng tám mái uy nghi. Đền tựa núi Ngũ Nhạc, Minh Đường hướng đông nam, hồ Côn Sơn nơi tụ phong, tụ thuỷ ; núi An Lạc làm Tiền Án, dãy An Sinh thế long chầu. Trong Đền hệ thống hoành phi, câu đối, đồ thờ bài trí theo nghi thức truyền thống. Tượng Quan Đại Tư Đồ thần thái uy nghiêm, nhân từ

Đền thờ Chu Văn An được xây dựng tại núi Phượng Hoàng, xã Văn An, huyện Chí Linh (Hải Dương), cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 Km. Đây cũng là một điểm di tích văn hoá và danh thắng với cảnh rừng thông trùng điệp, có đền thờ và Lăng mộ người thầy giáo của muôn đời - Thầy giáo Chu Văn An. Núi Phượng Hoàng có rừng thông bát ngát, suối trong rì rào, đá núi lô xô, chùa tháp cổ kính với 72 ngọn núi ngoạn mục, một vùng núi nằm giữa một quần thể di tích và danh thắng, nơi di dưỡng tinh thần của danh nhân từ thời Lý- Trần. Tại đây có Huyền Thiên tự, Lệ Kỳ tự là những ngôi chùa cổ nổi tiếng. 
             Chu Văn An(1292- 1370) Theo sử sách, Chu Văn An , nguyên có tên là Chu An, tự là Linh Triệt, biệt hiệu là Linh Triệt. Vua Trần Minh Tông đã mời ông về kinh làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám (tương đương chức Hiệu trưởng trường đại học hiện nay), trực tiếp dạy học Thái tử, học trò nhiều người thành đạt. Sau khi dâng Thất trảm sớ, tâu vua giết 7 tên nịnh thần không thành công, ồng về Phượng Hoàng ẩn dật, dậy học, bốc thuốc, làm thơ để lại cho hậu thế.  Ông sống ở đây hơn mười năm đến khi mất năm 1370, hưởng thọ 78 tuổi. Sau khi qua đời, được nhà vua tặng thụy hiệu là Văn Trinh, học trò an táng tại đây và lập đền thờ gọi là đền Phượng Hoàng. 
             Đền thờ Nhà giáo Chu Văn An - người được các sử gia và nhân dân tôn vinh là "Vạn thế sư biểu" - đã khánh thành vào ngày 4-1.-2008. Đền thờ được khởi từng hạng mục công trình được khôi phục bằng tiền công đức của giáo viên và học sinh cả nước. Tại đây còn nhiều dấu tích thời Trần và bia ký nói về sự nghiệp thầy Chu và quá trình tôn tạo đền thờ Chu Văn An. Cuối triều Lê Trung Hưng được xếp vào hàng Chí Linh Bát cổ. 


    Bookmark and Share
Tin học văn phòng
Tin học văn phòng
phan mem zalo, phan mem zalo cho iphone, download phan mem zalo, Tai phan mem Zalo, Phan mem nhan tin dien thoai mien phi, Phan mem nhan tin mien phi cho dien thoai
phan mem zalo, phan mem zalo cho iphone, download phan mem zalo, Tai phan mem Zalo, Phan mem nhan tin dien thoai mien phi, Phan mem nhan tin mien phi cho dien thoai
Danh sách diễn đàn Gov
Danh sách Forum Gov
Danh sách diễn đàn Edu
Danh sách Forum Edu
Game Mobile, Game hay cho Mobile, Game hay cho Iphone, Game hay cho Android
Phan mem Mobile, Phan mem cho Mobile, Phan mem cho Iphone, Phan mem cho Android
Danh sách diễn đàn Seo
Danh sách Forum Seo
Thủ thuật tin học, Thủ thuật Blog, Thủ thuật Facebook, Kiếm tiền Online, Thủ thuật Youtube
Thủ thuật tin học, Thủ thuật Blog, Thủ thuật Facebook, Kiếm tiền Online, Thủ thuật Youtube
Phần mềm chấm công tính lương
Hàm chuyển số sang chữ trong Excel
Hàm chuyển số sang chữ trong Excel
Chèn Video Youtube vào Blogspot
Chèn Video Youtube vào Blog
Loi chuc SMS hay, Nhung loi chuc SMS hay
Dịch vụ SEO Website, Dịch vụ SEO từ khóa, Dịch vụ SEO tổng thể, Dịch vụ SEO chuyên nghiệp, Quảng bá Website